Bùn vi sinh được hình thành từ hệ thống xử lý nước thải thông qua phương pháp sinh học. Trong bùn chứa các vi khuẩn hoạt tính và động vật nguyên sinh. Bùn này được dùng để xử lý nước thải công nghiệp, giúp oxi hóa các chất hữu cơ sinh học và hợp chất đạm. Cùng VSMT Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn về bùn vi sinh và cách tăng hiệu quả của bùn vi sinh trong hoạt động xử lý nước thải.
Bùn vi sinh là gì?
Bùn vi sinh hay còn có tên gọi khác là bùn hoạt tính. Đây là một loại bùn được sinh ra sau quá trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học hiện đại, khi tổ hợp các vi sinh vật kết dính lại với nhau dưới dạng bông màu nâu và dễ lắng. Kích thước của chúng dao động từ 3 đến 150 µm.
Ngoài ra, trong bùn này còn chứa các vi sinh vật sống khác như nấm men và vi khuẩn cùng với một số chất rắn chiếm khoảng 40%. Bùn vi sinh có khả năng phân hủy hiệu quả các chất hữu cơ như BOD, N và P. Người ta thường sử dụng chúng làm dinh dưỡng, giúp làm sạch nước nhanh chóng và hiệu quả.
Thành phần của bùn vi sinh
Bùn vi sinh tập hợp những vi sinh vật có khả năng hấp thụ và oxy hoá các chất hữu cơ trong nước thải với sự hiện diện của oxy. Đây là một hệ sinh thái phức tạp bao gồm vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, tảo và vi rút.
Trong đó, vi khuẩn đóng vai trò chủ đạo trong việc phân hủy chất hữu cơ và là thành phần chính của bùn hoạt tính. Các vi khuẩn này gồm: vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí tùy tiện, một số vi khuẩn dạng sợi và nhóm nguyên sinh động vật.
Quá trình hình thành bùn vi sinh
Quá trình tăng trưởng sinh khối của vi khuẩn để hình thành nên bùn vi sinh bao gồm bốn giai đoạn:
- Giai đoạn tăng trưởng chậm: Vi khuẩn cần thời gian để thích nghi với môi trường dinh dưỡng mới. Giai đoạn này ngắn hơn so với giai đoạn phát triển chậm về số lượng vi khuẩn.
- Giai đoạn tăng sinh khối theo logarit: Tốc độ trao đổi chất và tăng trưởng của vi khuẩn phụ thuộc vào khả năng xử lý chất nền của chúng.
- Giai đoạn tăng trưởng chậm dần: Tốc độ tăng sinh khối giảm dần do nguồn dinh dưỡng trong môi trường cạn kiệt.
- Giai đoạn hô hấp nội bào: Nồng độ các chất dinh dưỡng cạn kiệt. Vi khuẩn phải thực hiện trao đổi chất bằng chính các nguyên sinh chất trong tế bào. Sinh khối giảm dần khi các chất dinh dưỡng từ tế bào đã chết khuếch tán ra ngoài để cung cấp cho tế bào còn sống.
Phân loại bùn vi sinh phổ biến hiện nay
Bùn vi sinh được chia thành 3 loại chính: Bùn vi sinh thiếu khí, bùn vi sinh hiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Tính chất về màu sắc và kết cấu của bùn sẽ thay đổi tùy theo loại nước thải.
- Bùn vi sinh thiếu khí: Bùn có màu nâu sẫm và hạt to hơn so với bùn vi sinh hiếu khí cùng tốc độ lắng nhanh hơn. Bùn vi sinh thiếu khí được áp dụng cho các bể xử lý nước thải anoxic – không có oxy để hỗ trợ quá trình xử lý. Nhờ sự phân hủy sinh học của vi khuẩn, loại này vẫn có thể xử lý nước thải một cách hiệu quả, đặc biệt là các chất hữu cơ khó phân hủy.
- Bùn vi sinh hiếu khí: Bùn có màu nâu nhạt, hơi sáng, ban đầu ở dạng lơ lửng, nhưng khi bắt đầu lắng thì tạo thành bông. Các bông bùn có khối lượng nặng hơn nước nên sẽ lắng xuống đáy bể. Bùn vi sinh hiếu khí được sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, áp dụng trong các bể xử lý như Aerotank và MBBR.
- Bùn vi sinh kỵ khí: Bùn có màu đen và được chia thành bùn lơ lửng hoặc bùn hạt. Bùn hạt tạo thành các bông lớn và lắng nhanh. Theo đó, bùn hạt càng lớn thì vi sinh vật bên trong phát triển càng tốt.
Bùn vi sinh có vai trò gì trong việc xử lý nước thải?
Hiện nay, nhiều hộ gia đình, tổ chức thương mại thường sử dụng dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh xử lý nước thải. Dưới đây là những vai trò quan trọng của bùn vi sinh trong quá trình xử lý nước thải:
- Phân giải chất hữu cơ: Chứa các vi khuẩn có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước thải, bao gồm các hợp chất hữu cơ phức tạp, dầu mỡ và những hợp chất hữu cơ khác. Các vi khuẩn này sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa và chuyển đổi các chất này thành dạng không độc hại và dễ phân tán hơn.
- Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh: Có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh khỏi nước thải. Các vi khuẩn trong bùn cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh và ức chế sự phát triển của chúng. Từ đó làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh.
- Xử lý các chất độc hại: Có khả năng hấp thụ và kết tụ các chất độc hại trong nước thải như các kim loại nặng và những hợp chất hữu cơ xấu. Điều này hỗ trợ làm sạch nước thải và giảm tác động tiêu cực tới môi trường.
- Tạo ra bùn sạch: Quá trình xử lý nước thải có sự kết hợp giữa bùn, các chất hữu cơ và không hữu cơ. Bùn vi sinh sẽ tạo ra loại bùn sạch có thể tái sử dụng hoặc tự loại bỏ một cách an toàn.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình xử lý nước thải sinh hoạt chi tiết nhất
Bật mí cách tăng hiệu quả của bùn vi sinh trong hoạt động xử lý nước thải
Nếu muốn tăng hiệu quả của việc xử lý nước thải bằng bùn vi sinh, hãy nắm rõ một số điều kiện nhất định. Cần tính toán và chuẩn bị cẩn thận và chính xác, đặc biệt chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong bùn.
Có thể sử dụng giá thể vi sinh để làm nơi sinh sống, giúp đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Đảm bảo được hiệu quả của việc xử lý nước thải bằng bùn vi sinh.
Tóm lại, bùn vi sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt. Vì vi sinh vật trong bùn vi sinh sẽ được phân hủy thành các chất hữu cơ, chuyển hóa các chất ô nhiễm thành các chất vô hại, nhờ đó giúp nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý nước thải và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin chi tiết về bùn vi sinh mà quý khách hàng có thể tham khảo. Với nhiều lợi ích vượt trội, bùn vi sinh sẽ là giải pháp hiệu quả để xử lý nước thải cho các hộ gia đình hay doanh nghiệp, tổ chức thương mại. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, bể chứa nước thải, đường ống có thể bị tắc nghẽn do bùn vi sinh giảm hiệu quả hoạt động.
Hãy liên hệ ngay với Công ty VSMT Toàn Quốc qua 0876.868.995 để được hỗ trợ làm sạch bể chứa nước thải và thông tắc cống nhanh chóng nhất.