Xây bể phốt tự hoại là một việc rất quan trọng khi xây dựng công trình phụ của mỗi gia đình. Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn lắp đặt loại bể phốt Composite. Vậy loại bể phốt Composite này có những ưu và nhược điểm gì và quy trình lắp đặt diễn ra thế nào, hãy cùng Công ty VSMT Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết này.
Bể phốt Composite là gì?
Bể phốt Composite là loại bể tự hoại được sản xuất từ nhựa composite và nhựa nguyên sinh. Bể phốt Composite có tính chất siêu bền, thường được sử dụng ở các nước phát triển hiện nay. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình ứng dụng loại bể tự hoại này thay cho bể phốt truyền thống.
Bể phốt Composite có thiết kế hiện đại, khoa học nên đảm bảo không xảy ra tình trạng thấm, nứt hay rò rỉ chất thải ra môi trường xung quanh. Không những vậy, bể tự hoại Composite còn vận chuyển dễ dàng, lắp đặt nhanh chóng giúp quá trình thi công tiết kiệm thời gian.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt Composite hiện nay
Bể phốt composite thường có thiết kế dạng đứng hoặc nằm ngang với cấu tạo gồm: Ngăn chứa, ngăn lọc, ngăn lắng. Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại Composite khá đơn giản, cụ thể như sau:
- Ngăn chứa là nơi tiếp nhận chất thải từ bồn cầu và cống xả thải trong sinh hoạt. Ngăn này sẽ phân hủy chất thải trong một khoảng thời gian nhất định và sang đó chuyển chất thải sang ngắn lọc.
- Các chất thải ở dạng lơ lửng từ ngăn chứa sẽ được chuyển sang ngăn lọc để xử lý và giúp nước thải trong hơn. Sau đó nước thải sẽ tiếp tục chuyển sang ngăn lắng để phân hủy trước khi thải ra môi trường.
- Sau khi quá trình hoàn tất, chất thải sẽ vô hại, nước thải trong, không có mùi sẽ được xả ra cống, hoặc môi trường.
Các loại bể phốt đúc sẵn Composite phổ biến hiện nay
Hiện nay, bể phốt Composite được phân thành nhiều loại khác nhau như:
Theo hình dáng
- Dạng cầu: Thiết kế hình tròn, dễ lắp đặt, thường có 2-3 ngăn, được đặt âm dưới đất hoặc đặt vào nền móng công trình.
- Dạng dài: Giống bể phốt truyền thống, thường có 3 ngăn nên hiệu quả lọc chất thải rất tốt.
Theo kích thước bể phốt composite
- Bể phốt Composite 1m3: Bể phốt nhựa Composite loại 1m3 nếu có dạng cầu thường được thiết kế với kích thước đường kính là 1.2m và chiều cao là 1.1m. Còn bể phốt dạng dài sẽ có kích thước chiều dài 1.2m, chiều rộng 0.9m và chiều cao khoảng 1m. Bể phốt Composite 1m3 phù hợp để lắp đặt cho hộ gia đình có từ 2 – 4 thành viên, nhà nghỉ, nhà vệ sinh công cộng,… các công trình có quy mô nhỏ.
- Bể phốt Composite 2m3: Bể phốt Composite 2m3 thường được sản xuất với kích thước dạng cầu là 1.5m đường kính và 1.3m chiều cao. Còn dạng bể phốt dài sẽ có kích thước là 1.8m chiều dài, 1.0m chiều rộng và 1.2m chiều cao. Bể phốt nhựa Composite 2m3 thích hợp cho các hộ gia đình đông thành viên, văn phòng, cửa hàng,…
- Bể phốt Composite 3m3: Bể phốt Composite 3m3 được thiết kế dạng tròn sẽ có kích thước là đường kính khoảng 1.7m, chiều cao khoảng 1.5m. Nếu loại này dạng dài sẽ có kích thước là chiều dài khoảng 2.2m, chiều rộng khoảng 1.2m, chiều cao khoảng 1.3m. Loại này thích hợp lắp đặt cho các công trình có quy mô lớn như: Nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện,…
- Bể phốt Composite 4m3 trở lên: Bể này thường được ứng dụng xây dựng trong các công trình xả thải lớn như: Trường học, bệnh viện đa khoa,…
Theo đơn vị sản xuất
Phân loại bể phốt bể phốt Composite theo thương hiệu sản xuất, nổi tiếng tại Việt Nam phải nhắc đến: Sơn Hà, Đại Thành, Việt Hàn.
Xem thêm: Top 5 loại bể phốt đúc sẵn đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Bể phốt Composite có ưu và nhược điểm là gì?
Bể tự hoại Composite có cả ưu và nhược điểm khi đem so sánh với bể phốt truyền thống. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
- Chất liệu nhựa Composite có trọng lượng nhẹ, thuận tiện cho việc vận chuyển và thi công.
- Bể phốt Composite có tuổi thọ cao nhờ chất liệu nhựa cao cấp, dẻo dai, chịu lực, va đập và thời tiết khắc nghiệt tốt.
- Đa dạng kích thước, dung tích đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Bể phốt Composite được hoàn thiện trước khi lắp đặt, không cần thiết kế và thi công tại chỗ.
- Bể tự hoại Composite được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, đảm bảo kích thước chuẩn và chất lượng đồng đều.
- Xử lý hiệu quả chất thải trước khi thải ra môi trường, đảm bảo không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Hiệu quả sử dụng của bể phốt Composite cao gấp 2-3 lần so với bể tự hoại truyền thống.
Nhược điểm:
- Bể tự hoại Composite không thể nới rộng hay thu hẹp, khách hàng phải thay bể mới nếu khối lượng chất thải tăng.
- Chi phí đầu tư bể phốt Composite đắt hơn so với bể bê tông cốt thép truyền thống.
Giá thị trường của bể phốt Composite như thế nào?
Tùy thuộc vào kích thước, đơn vị phân phối và lắp đặt bể phốt Composite mà chi phí sẽ dao động từ 10 – 50 triệu đồng. Chi phí này cao hơn khá nhiều so với bể tự hoại bằng bê tông cốt thép. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý chất thải tốt hơn, độ bền cũng cao hơn nên đáng để đầu tư với khách hàng có điều kiện tài chính tốt.
Lưu ý: Quý khách nên mua bể Composite chính hãng được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu cao cấp nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ sản phẩm. Đặc biệt nên tránh mua bể phốt Composite được quảng cáo giá rẻ, chất lượng không cao, nhanh hỏng và dễ rò rỉ chất thải ra môi trường.
Hướng dẫn lắp đặt bể phốt bằng nhựa Composite chi tiết
Cách lắp đặt bể phốt Composite cực đơn giản và nhanh chóng với các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đo kích thước bể phốt nhựa Composite và tiến hành tạo hố với kích thước rộng lớn từ 20 – 30cm để đặt bể.
- Bước 2: Đặt bể tự hoại Composite vào đúng vị trí, kết nối các đường ống nước vào, nước ra và thực hiện việc bơm nước gần đầy bể để cố định, tránh tình trạng bể bị móp, méo trong quá trình lấp đất.
- Bước 3: Lấp đất kín xung quanh bể phốt Composite bằng đất hoặc cát.
- Bước 4: Vít chặt nắp bể phốt và san lấp mặt bằng là hoàn tất việc lắp đặt.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xây bể tự hoại theo tiêu chuẩn
Xem thêm: Bản vẽ CAD bể phốt 3 ngăn chi tiết nhất
Khi lắp đặt bể phốt Composite cần chú ý những gì?
Khi lắp đặt bể phốt Composite đúng tiêu chuẩn, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xử lý đất hố đặt bể tự hoại Composite thật tốt để tránh bị lún khi lắp đặt.
- Không nên lắp đặt bể phốt Composite ở các vị khu có xe tải đi lại hoặc phía dưới các thiết bị nặng, cây to, đá lớn.
- Không nên lắp đặt bể Composite ở những khu vực trũng nước, nếu buộc phải lắp ở vị trí trũng nước cần sử dụng hệ thống chống lún.
- Tránh lắp bể phốt ở các khu vực có đất sét ẩm để đảm bảo độ bền của thiết bị được tốt nhất.
- Không sử dụng các vật liệu cứng, đá sỏi để chèn vào xung quanh bể phốt Composite, chỉ dùng đất hoặc cát.
Xem thêm: Một vài thông tin liên quan đến bể tử hoại 2 ngăn mà bạn nên biết
Tạm kết
Như vậy, viết trên đã cung cấp cho bạn đọc rất nhiều kiến thức bổ ích về bể phốt Composite. Lựa chọn lắp đặt bể tự hoại Composite sẽ giúp hiệu quả xử lý thải được tốt nhất, đồng thời dễ lắp đặt, vận chuyển. Trong quá trình sử dụng bể phốt nhựa Composite xuất hiện tình trạng đầy bể và cần hút bể phốt hãy liên hệ Công ty VSMT Toàn Quốc qua hotline 0876.868.995 để được cung cấp dịch vụ chất lượng với chi phí hợp lý.